Trong những năm gần đây, công nghệ blockchain ngày càng giành được sự chú ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả y tế. Ban đầu, Blockchain được phát triển cho tiền crypto, nó mang đến các giải pháp độc đáo để lưu trữ và truyền tải dữ liệu, có thể nâng cao đáng kể tính bảo mật và khả năng truy cập của dữ liệu y tế. Hãy cùng xem xét những ưu thế chính của việc sử dụng blockchain trong lĩnh vực y tế và tác động của nó đối với hệ thống lưu trữ và trao đổi dữ liệu y tế.
Blockchain là gì?
Blockchain — là cơ sở dữ liệu phi tập trung, được tạo thành từ một chuỗi các khối, mỗi khối chứa thông tin về các giao dịch. Các khối này được kết nối với nhau bằng phương pháp mã hóa, điều này đảm bảo mức độ bảo mật cao. Khác với việc lưu trữ thông tin một cách tập trung như các cơ sở dữ liệu truyền thống, blockchain được phân phối trên nhiều nút, điều này giúp nó ổn định trước các cuộc tấn công và tránh sụp đổ.
Blockchain trong lĩnh vực y tế được triển khai như thế nào và vào khi nào
Những bước đi đầu tiên (2015–2017)
Các thử nghiệm đầu tiên với blockchain trong lĩnh vực y tế được bắt đầu vào khoảng năm 2015. Một trong những dự án đầu tiên là MedRec, được phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Dự án này đề xuất sử dụng blockchain để lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế, cho phép bệnh nhân kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu của mình và bảo đảm việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức y tế một cách an toàn và minh bạch.
Năm 2016, tập đoàn Healthcoin được thành lập nhằm nghiên cứu việc ứng dụng blockchain trong theo dõi sức khỏe và quản lý dữ liệu y tế. Những dự án sớm này đã trở thành cơ sở nghiên cứu và phát triển sâu hơn đối với lĩnh vực công nghệ blockchain trong y tế.
Mở rộng việc ứng dụng (2018–2020)
Kể từ năm 2018, sự quan tâm dành cho blockchain trong y tế đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian này, các start-up và sáng kiến mới đã xuất hiện để giải quyết những vấn đề cụ thể trong ngành y tế, chẳng hạn như bảo mật dữ liệu, theo dõi thuốc và quản lý thử nghiệm lâm sàng.
Ví dụ, dự án Chronicled đã phát triển một nền tảng để theo dõi chuỗi cung ứng dược phẩm, giúp ngăn chặn thuốc giả và đảm bảo nguồn gốc của thuốc. Các công ty khác đã bắt đầu phát triển các giải pháp trao đổi dữ liệu y tế giữa các tổ chức một cách an toàn, sử dụng blockchain làm cơ sở hạ tầng để xác minh và đăng nhập.
Blockchain và y tế hiện nay: các công ty, ví dụ và tình huống
Hàng năm, ngày càng xuất nhiều dự án mới với mục tiêu giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực lưu trữ và quản lý dữ liệu y tế. Bất chấp những thách thức hiện có, blockchain có tiềm năng cải thiện đáng kể độ an toàn, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin y tế, điều này cuối cùng có thể giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Vào năm 2024, nhiều công ty và start-up đã tích cực ứng dụng blockchain để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu, quản lý chuỗi cung ứng, thử nghiệm lâm sàng và các khía cạnh khác của thực tiễn y tế.
IBM Watson Health — là một bộ phận của IBM, họ đang tích cực sử dụng blockchain để nâng cao tính hiệu quả và độ an toàn trong lĩnh vực y tế. Một trong những dự án của họ là IBM Blockchain for Health, mục đích của nó là đơn giản hóa việc trao đổi dữ liệu y tế giữa các tổ chức.
IBM đang hợp tác với các tổ chức y tế và trung tâm nghiên cứu để tạo ra một nền tảng, đó là nơi bệnh nhân có thể kiểm soát quyền truy cập vào thông tin sức khỏe của mình. Sáng kiến này đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu và đơn giản hóa việc liên lạc giữa các hệ thống khác nhau.
Solve.Care — là một nền tảng sử dụng blockchain để quản lý các quy trình trong lĩnh vực y tế, bao gồm quản lý phác đồ của bệnh nhân và điều phối dịch vụ y tế. Nền tảng này nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và đơn giản hóa việc tương tác giữa các bệnh nhân và tổ chức y tế. Công ty đã phát triển một hệ thống giúp bệnh nhân đặt lịch hẹn gặp bác sỹ, nhận lời nhắc khám bệnh và theo dõi sức khỏe của bản thân bằng công nghệ blockchain, nhờ đó tạo ra một hệ thống cung cấp dịch vụ y tế có tổ chức và hiệu quả hơn.
Gem Health — là một start-up phát triển các giải pháp an toàn để trao đổi thông tin y tế bằng cách sử dụng blockchain. Công ty này đang cố gắng nâng cao tính bảo mật và khả năng truy cập của dữ liệu, đồng thời đơn giản hóa việc tương tác giữa các tổ chức y tế khác nhau với nhà cung cấp dịch vụ.
Nền tảng này cho phép bệnh nhân lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế của mình trên mạng phi tập trung, bảo đảm tính bảo mật và kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu. Giải pháp này giúp đơn giản hóa quá trình trao đổi thông tin giữa bác sĩ và bệnh viện.
Vào năm 2024, công nghệ blockchain tiếp tục có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực y tế, nhiều công ty đang phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao tính bảo mật, hiệu quả và khả năng tiếp cận dữ liệu y tế. Các ví dụ nêu trên đã chứng minh blockchain có thể thay đổi cách tiếp cận quản lý thông tin y tế, cải thiện sự tương tác giữa các bệnh nhân và tổ chức y tế. Công nghệ này ngày càng được quan tâm nhiều hơn, chúng ta có thể kỳ vọng rằng trong tương lai sẽ còn có nhiều tấm gương và sáng kiến hơn nữa, chúng sẽ góp phần vào việc chuyển đổi lĩnh vực y tế.
Các ưu thế của Blockchain trong lĩnh vực y tế
Một trong những ưu điểm chính của Blockchain là khả năng bảo đảm mức độ bảo mật dữ liệu cao. Mỗi khối trong chuỗi được bảo vệ bằng hàm băm (hash) được bảo mật, điều này khiến nó hầu như không thể thay đổi nếu không có sự đồng ý của tất cả những người tham gia trong mạng. Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y tế, vì việc dữ liệu y tế bị rò rỉ hoặc giả mạo có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Blockchain cho phép tạo ra các hệ thống quản lý dữ liệu phi tập trung, tại đó bệnh nhân có thể kiểm soát quyền truy cập vào thông tin y tế của mình. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể cấp riêng cho các nhân viên y tế mà mình tin tưởng quyền truy cập vào dữ liệu của mình, từ đó giúp tăng cường quyền riêng tư và tính bảo mật.
Việc sử dụng blockchain giúp tạo ra một nền tảng thống nhất để trao đổi dữ liệu y tế giữa các tổ chức khác nhau. Điều này mang đến cho các nhân viên y tế cơ hội tiếp nhận những thông tin cần thiết về bệnh nhân trong thời gian thực, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế một cách đáng kể, giảm thời gian chẩn đoán và điều trị.
Blockchain cũng có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lừa đảo vì tất cả các giao dịch đều được ghi lại và lưu trữ trong sổ đăng ký công khai. Nó sẽ giúp theo dõi những thay đổi trong dữ liệu và xác định các hoạt động đáng ngờ. Ví dụ, có thể ngăn chặn gian lận đơn thuốc hoặc lạm dụng dịch vụ y tế.
Blockchain cũng có thể tự động hóa nhiều quy trình, chẳng hạn như xử lý yêu cầu bảo hiểm hoặc quản lý các thử nghiệm lâm sàng. Với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh (các chương trình tự động chạy trên Blockchain), sự tương tác giữa các bên khác nhau có thể được đơn giản hóa đáng kể, giảm chi phí và thời gian xử lý dữ liệu.
Việc ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực y tế mở ra những chân trời mới để nâng cao tính bảo mật, khả năng tiếp cận và chất lượng của dữ liệu y tế. Công nghệ này có khả năng giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung, giúp bệnh nhân tăng cường kiểm soát thông tin sức khỏe của mình.